MÔ HÌNH TRƯỜNG TIỂU HỌC MỚI (VNEN) NHỮNG KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC

Những ngày đầu, để thay đổi được cách học, cách dạy truyền thống, giáo viên và học sinh trong nhà trường gặp không ít khó khăn như:  Do giáo viên chưa có kinh nghiệm, học sinh chưa quen với phương pháp học mới, cơ sở vật chất lại không phù hợp nên thời gian đầu ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tiếp nhận những ý kiến từ phía giáo viên, từ phía cha mẹ học sinh thậm chí cả từ phía học sinh như “Hội đồng tự quản chưa  biết điều hành nhóm”; “ Học như thế này không hiệu quả”; “Giáo viên phải đi nhiều nhóm hướng dẫn nên không đủ thời gian cho 1 tiết học để hoàn thành nội dung bài”…  
 
Để tháo gỡ nhưng khó khăn trên ban giám hiệu trường Tiểu học Cam Đường tiến hành cho giáo viên đi học hỏi trường bạn (Dự giờ học hỏi kinh nghiệm trường tiểu học Pom Hán ).
– Tổ chức hội thảo chuyên đề:  Một số biện pháp dạy học theo tài liệu VNEN môn Tiếng Việt lớp 5 do đồng chí Vũ Thị Ngọc lên lớp.
– Tổ chức hội thảo chuyên đề:  Một số giải pháp để khắc phục khó khăn trong việc dạy học môn toán theo mô hình VNEN do đồng chí Nguyễn Thị Hảo lớp 3B lên lớp.
                        

 
 
– Ban giám hiệu trực tiếp dự giờ hướng dẫn cách tổ chức dạy học theo mô hình VNEN cho giáo viên và học sinh.
Sau hơn một tháng triển khai mô hình dạy học VNEN đã đạt được kết quả đáng mừng như: giáo viên và học sinh đã tiếp cận được với phương pháp dạy & học theo mô hình trường học mới Việt Nam. Một số đồng chí được phòng giáo dục đánh giá rất cao nhưng đồng chí Vũ Thi Ngọc, đồng chí Nguyễn Thị Kim Phượng, đồng chí Nguyễn Thị Hảo, đồng chí Hương,…
Nhưng phải nói thật lòng rằng, thành công bước đầu không thể có được một cách dễ dàng. Chúng tôi đã thấy được sự vất vả của giáo viên, đặc biệt là trong thời gian đầu năm học. Thành công của lớp học VNEN phụ thuộc rất nhiều vào nhân vật chính, đó là học sinh. Ngay đầu năm học, tại Tuần làm quen các giáo viên đã rất quan tâm hướng dẫn cho các nhóm trưởng các kĩ năng điều hành, hướng dẫn học sinh làm quen với các logo hướng dẫn học, hướng dẫn quy trình tự học từ học các nhân, cặp, nhóm…giáo viên phải là người trực tiếp đóng vai làm mẫu, vất vả nhất là đối với các lớp 2 vì các em còn nhỏ, kĩ năng đọc hiểu còn hạn chế, đối với những nhóm trưởng còn rụt rè, nhút nhát và nếu trong một lớp mà đối tượng học sinh trung bình nhiều thì giáo viên chủ nhiệm mất rất nhiều công sức trong việc rèn kĩ năng điều hành hoạt động học tập cho học sinh.
  Vai trò của người giáo viên trong mô hình VNEN tưởng như giản đơn, nhưng lại vô cùng quan trọng nếu mỗi giáo viên không thực hiện hết trách nhiệm của mình với nghề. Nếu chỉ cần phó mặc cho học sinh điều hành hoạt động nhóm thôi thì vô hình dung, người giáo viên đã tạo ra một bước trượt dài, bỏ qua những cơ hội để giúp các em hình thành phẩm chất cũng như năng lực. Với VNEN, học sinh được trải nghiệm, sáng tạo, chủ động tiếp thu kiến thức, hình thành năng lực và phẩm chất người học, chính vì vậy người giáo viên cần có niềm say mê nghề nghiệp, sự tận tụy vì học sinh và quan trọng hơn cả là hãy coi mỗi học trò như chính con ruột của mình, kết quả của trò là sự phản ánh sự nỗ lực trong lao động, sự cố gắng không ngừng của mỗi giáo viên.
Với sự nỗ lực của cô và trò trường tiểu học Cam Đường và sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường,  tôi tin chắc rằng mô hình trường tiểu học mới VNEN sẽ đạt được thành công lớn.
                                                                                   
                                                                                                                                   

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *